Daunorubicin
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Cerubidine, tên khác |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a682289 |
Danh mục cho thai kỳ |
|
Dược đồ sử dụng | Tiêm tĩnh mạch. Nếu tiêm vào cơ hoặc vào tủy nội mạc sẽ gây hoại tử |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý |
|
Dữ liệu dược động học | |
Chuyển hóa dược phẩm | Gan |
Chu kỳ bán rã sinh học | 26.7 giờ (chuyển hóa) |
Bài tiết | Mật và nước tiểu |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
IUPHAR/BPS | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.040.048 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C27H29NO10 |
Khối lượng phân tử | 527.52 g/mol 563.99 g/mol (HCl salt) |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Daunorubicin, còn được gọi là daunomycin, là một loại thuốc hóa trị liệu được sử dụng để điều trị ung thư.[1] Cụ thể hơn thì thuốc này được sử dụng cho ung thư bạch cầu myeloid cấp tính (AML), ung thư bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL), bệnh bạch cầu tủy mãn tính (CML), và sacôm Kaposi. Thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào tĩnh mạch.[1] Một công thức liposome được gọi là liposomal daunorubicin cũng đã có mặt.[1]
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm rụng tóc, nôn mửa, ức chế tủy xương và viêm bên trong miệng.[1] Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể có như bệnh tim và mô chết tại chỗ tiêm.[1] Sử dụng trong thai kỳ có thể gây hại cho em bé.[1] Daunorubicin thuộc họ thuốc anthracycline.[2] Cơ chế hoạt động của chúng một phần là bằng cách ngăn chặn chức năng của topoisomerase II.[1]
Daunorubicin đã được phê duyệt để sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1979.[1] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[3] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 5,79 đến 37,18 USD cho một lọ 20 mg.[4] Cùng lượng thuốc này ở Anh, được bán bởi NHS, có giá khoảng 55,00 bảng Anh.[2] Ban đầu nó được phân lập từ vi khuẩn của chủng Streptomyces.[5]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h “daunorubicin hydrochloride”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ a b British national formulary: BNF 69 (ấn bản thứ 69). British Medical Association. 2015. tr. 581–583. ISBN 9780857111562.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Daunorubicin”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ Lin, Guo-Qiang; You, Qi-Dong; Cheng, Jie-Fei (2011). Chiral Drugs: Chemistry and Biological Action (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 120. ISBN 9781118075630. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016.