[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Reza Shah

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Reza Pahlavi
Alâhazrat Homâyuni Šâhanšâh
Shah của Iran
Tại vị15 tháng 12 năm 1925
16 tháng 9 năm 1941
Đăng quang25 tháng 4 năm 1926[1]
Thủ tướng
Tiền nhiệmAhmad Shah Qajar
Kế nhiệmMohammad Reza Pahlavi
Thủ tướng thứ 20 của Iran
Nhiệm kỳ28 tháng 10 năm 1923
1 tháng 11 năm 1925
ShahAhmad Shah Qajar
Tiền nhiệmHassan Pirnia
Kế nhiệmMohammad-Ali Foroughi
Bộ trưởng Chiến tranh
Nhiệm kỳ24 tháng 4 năm 1921
1 tháng 11 năm 1925
Tiền nhiệmMasoud Kayhan
Kế nhiệmAmir Abdollah Tahmasebi
ShahAhmad Shah Qajar
Thông tin chung
Sinh15 tháng 3 năm 1878
Alasht, Savad Kooh, Mazandaran, Ba Tư
Mất26 tháng 7 năm 1944 (66 tuổi)
Johannesburg, Nam Phi
An táng7 tháng 5 năm 1950
Reza Shah's mausoleum, Shah-Abdol-Azim shrine, Rey
Phối ngẫuMaryam Khanum
Tadj ol-Molouk (queen consort)
Qamar ol-Molouk
Esmat ol-Molouk
Hậu duệCông chúa Hamdamsaltaneh
Công chúa Shams
Mohammad Reza Shah
Công chúa Ashraf
Hoàng tử Ali Reza
Hoàng tử Gholam Reza
Hoàng tử Abdul Reza
Hoàng tử Ahmad Reza
Hoàng tử Mahmoud Reza
Công chúa Fatimeh
Hoàng tử Hamid Reza
Tên đầy đủ
Reza Pahlavi
tiếng Ba Tư: رضا پهلوی
Hoàng tộcNhà Pahlavi
Thân phụAbbas-Ali
Thân mẫuNoush-Afarin
Tôn giáoKhông có (Vô thần)[2]
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
Phục vụLữ đoàn Cossack Ba Tư
Năm tại ngũ1894–1921
Cấp bậcChuẩn tướng

Rezā Shāh, cũng là Rezā Shāh Pahlavi, (15 tháng 3 năm 1878 - 26 tháng 7 năm 1944), là vua Nhà nước hoàng gia Ba Tư từ ngày 12 tháng 5 năm 1925 tới khi phải thoái vị trong cuộc xâm chiếm Iran của Anh-Liên Xô vào ngày 16 tháng 9 năm 1941. Reza lật đổ vị quốc vương cuối cùng của nhà Qajar, Ahmad Shah Qajar, và sáng lập ra nhà Pahlavi. Ông thành lập một chính phủ độc tài và ủng hộ chủ nghĩa dân tộc, quân phiệt, thế tụcchủ nghĩa chống cộng với quyền kiểm duyệt nghiêm khắc và tuyên truyền quốc gia.

Cũng giống như Mustafa Kemal AtatürkThổ Nhĩ Kỳ, Reza Shah hiện đại hoá xã hội Iran. Ông thành lập các cơ quan chính phủ Iran và lực lượng cảnh sát.[3]

Năm 1926, Rezā Shāh cho làm ra chiếc Vương miện Pahlavi, được đính 3.380 viên kim cương, dành cho lễ đăng quan của mình, đây được xem là một trong những vương miện đính nhiều kim cương nhất thế giới từng tồn tại.

Lên ngôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1923, Reza Khan được chỉ định làm thủ tướng Ba Tư. Sau đó, vua Ahmad Shah đi sang Pháp. Hành động này đã khiến ông mất ngôi về tay Reza Khan vào 2 năm sau đó.

Năm 1925, Reza Khan lên ngôi quốc vương Reza Shah, sáng lập ra triều đại Pahlavi. Reza Shah ra sức canh tân đất nước, thay đổi phong tục, kinh tế và cải tổ lại chính quyền.

Đàn ông được diện đồ kiểu Tây phương, đội mũ thay vì khăn xếp và áo rộng thùng thình. Phụ nữ thì không cần phải chùm chador kín mít từ đầu đến chân nữa. Tuổi kết hôn được nâng từ 9 lên 15. Đàn ông phải cho người vợ tương lai biết là mình đã có vợ chưa và có bao nhiêu vợ rồi. Luật đạo Hồi cho đàn ông được có 4 vợ, miễn là phải đối xử với họ như nhau. Do vậy, hàng giáo sĩ đạo Hồi đã mất đi nhiều tài sản và ảnh hưởng.

Quốc vương Reza Shah cũng cho thành lập ngân hàng Ba Tư thay cho ngân hàng của Anh quốcNga. Ông cũng cho xây dựng đường sắt đầu tiên ở Ba Tư. Đồng thời, nhà vua cho xây dựng các nhà máy: xi măng, đường, dệt và thành lập đại học đầu tiên của Ba Tư, trường đại học Tehran. Reza Shah được quân đội ủng hộ cho nên ông không quan tâm tới quốc hội, mọi chính sách đều do chính ông quyết định. Ông còn cố gắng thu phục các bộ lạc du mục về với chính phủ. Từ năm 1935, ông đổi quốc hiệu Ba Tư thành Iran. Reza Shah đặc biệt muốn đề cao đế quốc Ba Tư tiền Hồi giáo.

Năm 1939, Đại chiến thế giới II bùng nổ. Iran nghiêng về phe Đức quốc xã. Vì thế Liên XôAnh đã chiếm đóng Iran vào năm 1941. Reza phải thoái vị, ông sống lưu vong tại Nam Phi và băng hà 3 năm sau đó.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rahnema, Ali (2011). Superstition as Ideology in Iranian Politics: From Majlesi to Ahmadinejad. Cambridge University Press. tr. 115. ISBN 9781139495622.
  2. ^ Milani, Abbas The Shah, London: Macmillan 2011 pages 22-23.
  3. ^ “Reza Shah Pahlavi”. Bản gốc lưu trữ 20 tháng Bảy năm 2008. Truy cập 24 Tháng mười hai năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]