[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Succimer

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Succimer
Dữ liệu lâm sàng
Phát âmSuccimer /ˈsʌksɪmər/
Tên thương mạiChemet, tên khác
Đồng nghĩa(2R,3S)-2,3-Dimercaptosuccinic acid
meso-2,3-Dimercaptosuccinic acid
Succimer
APRD01236
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Mã ATC
Các định danh
Tên IUPAC
  • (2R,3S)-2,3-Bis(sulfanyl)butanedioic acid
Số đăng ký CAS
PubChem CID
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
ChEMBL
ECHA InfoCard100.005.597
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC4H6O4S2
Khối lượng phân tử182,21 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)
Điểm nóng chảy125 °C (257 °F)
SMILES
  • O=C(O)[C@@H](S)[C@@H](S)C(=O)O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C4H6O4S2/c5-3(6)1(9)2(10)4(7)8/h1-2,9-10H,(H,5,6)(H,7,8)/t1-,2+ KhôngN
  • Key:ACTRVOBWPAIOHC-XIXRPRMCSA-N

Acid dimercaptosuccinic (DMSA), còn được gọi là succimer, là một loại dược phẩm dùng để điều trị cho nhiễm độc chì, thủy ngân và ngộ độc asen.[1] Khi được đánh dấu phóng xạ với technetium-99m, chúng cũng có thể được sử dụng trong một số loại xét nghiệm chẩn đoán.[2] Thuốc này được dùng bằng đường miệng trong 19 ngày.[1] Nên chờ hai tuần trước khi dùng tiếp một đợt điều trị thứ hai.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc có thể kể đến như nôn mửa, tiêu chảy, phát ban và mức độ bạch cầu trung tính thấp.[1] Các vấn đề về gan và phản ứng dị ứng cũng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc này.[1] Vẫn chưa rõ ràng về mức độ an toàn khi sử dụng trong khi mang thai.[3] Acid dimercaptosuccinic nằm trong họ thuốc phức chất.[1] Chúng hoạt động bằng cách liên kết với chì hoặc một số kim loại nặng khác và tạo cơ hội để đào thải chúng rời khỏi cơ thể qua nước tiểu.[1]

Acid dimercaptosuccinic đã được sử dụng trong y tế từ những năm 1950.[4][5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Tại Hoa Kỳ, vẫn chưa có phiên bản thuốc gốc tính đến năm 2015.[7] Một đợt điều trị sẽ có giá hơn 200 đô la Mỹ (khoảng 6,63 đô la mỗi viên thuốc 100 mg).[7][8] Ở Ấn Độ, giá là vào khoảng 1,24 đô la cho mỗi viên thuốc 100 mg.[9]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “Succimer”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ Biersack, H.-J.; Grünwald, F. (2005). Thyroid Cancer (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 213. ISBN 9783540278450. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ “Succimer (Chemet) Use During Pregnancy”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ Miller, Alan (tháng 6 năm 1998). “Dimercaptosuccinic acid (DMSA), a non-toxic, water-soluble treatment for heavy metal toxicity”. Alternative Medicine Review. 3 (3): 199–207. PMID 9630737.
  5. ^ Chappell, W. R.; Abernathy, C. O.; Calderon, R. L. (1999). Arsenic Exposure and Health Effects III (bằng tiếng Anh). Elsevier. tr. 350. ISBN 9780080527574. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2017.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ a b Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 472. ISBN 9781284057560.
  8. ^ Leikin, Jerrold B.; McFee, Robin B.; Kerscher, Robert (2007). Handbook of Nuclear, Biological, and Chemical Agent Exposures (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 10. ISBN 9781420044782. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2017.
  9. ^ Chakrabarty, Narayan (2015). Arsenic Toxicity: Prevention and Treatment (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 416. ISBN 9781482241976. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2017.