[go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Lý Cường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Cường
李强
Lý Cường năm 2024
Chức vụ
Nhiệm kỳ11 tháng 3 năm 2023 – nay
1 năm, 248 ngày
Chủ tịch nướcTập Cận Bình
Tiền nhiệmLý Khắc Cường
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Trung Quốc
Nhiệm kỳ23 tháng 10 năm 2022 – nay
2 năm, 24 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Tiền nhiệmLý Khắc Cường
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríTrung Quốc
Các chức vụ khác
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIX, khóa XX
Nhiệm kỳ
25 tháng 10 năm 2017 – nay
7 năm, 20 ngày
Lãnh đạoTập Cận Bình
Bí thư Thành ủy Thượng Hải
Nhiệm kỳ
28 tháng 10 năm 2017 – 28 tháng 10 năm 2022
5 năm, 0 ngày
Lãnh đạoTập Cận Bình
Tiền nhiệmHàn Chính
Kế nhiệmTrần Cát Ninh
Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô
Nhiệm kỳ
30 tháng 6 năm 2016 – 29 tháng 10 năm 2017
1 năm, 121 ngày
Lãnh đạoTập Cận Bình
Tiền nhiệmLa Chí Quân
Kế nhiệmLâu Cần Kiệm
Tỉnh trưởng Chiết Giang
Nhiệm kỳ
5 tháng 1 năm 2012 – 4 tháng 7 năm 2016
4 năm, 181 ngày
Lãnh đạoHạ Bảo Long
Tiền nhiệmHạ Bảo Long
Kế nhiệmXa Tuấn
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh23 tháng 7, 1959 (65 tuổi)
Thụy An, Ôn Châu, Chiết Giang, Trung Quốc
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnCử nhân Cơ giới hóa nông nghiệp
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
Nghiên cứu sinh Kinh tế thế giới
Alma materĐại học Chiết Giang
Đại học Bách khoa Hồng Kông
Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Lý Cường (tiếng Trung giản thể: 李强; bính âm Hán ngữ: Lǐ Qiáng; sinh ngày 23 tháng 7 năm 1959, người Hán) là chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông hiện là Tổng lý Quốc vụ viện, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, lãnh đạo quốc gia vị trí thứ 2. Ông cũng là Ủy viên Ủy ban Trung ương khóa XIX, Ủy viên dự khuyết khóa XVIII; từng là Bí thư Thành ủy Thượng Hải; Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân Đại kiêm Bí thư thứ nhất Quân ủy Quân khu Giang Tô; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang; Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy Chiết Giang; Thường vụ Tỉnh ủy, Tổng thư ký Tỉnh ủy Chiết Giang.[1]

Lý Cường là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Cơ giới hóa nông nghiệp, Thạc sĩ Xã hội học, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Nghiên cứu sinh Kinh tế thế giới. Với sự nghiệp xuyên suốt từng lãnh đạo ba đơn vị hành chính cấp tỉnh vùng Hoa ĐôngThượng Hải, Giang TôChiết Giang, ông được nhận định là một chính trị gia phát triển kinh tế phụ tá Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Cường sinh ngày 23 tháng 7 năm 1959 tại huyện Thụy An, nay là thành phố cấp huyện Thụy An, địa cấp thị Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở quê nhà. Năm 1978, ông tới thành phố Ninh Ba, theo học Đại học Nông nghiệp Chiết Giang, cơ sở Ninh Ba (nay sáp nhập vào Đại học Chiết Giang), nhận bằng Cử nhân chuyên ngành Cơ giới hóa nông nghiệp vào năm 1982. Tháng 4 năm 1983, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ năm 1985 đến 1987, ông theo học chuyên ngành Xã hội học tại Đại học Thư tín xã hội học Trung Quốc, một đơn vị đào tạo được phối hợp liên kết bởi Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Học viện Khoa học xã hội Bắc Kinh, Đại học Bắc Kinh và Hiệp hội Xã hội học Trung Quốc.

Năm 1995, Lý Cường theo học cao học tại chúc tại Đại học Chiết Giang, nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật quản lý vào năm 1997. Bên cạnh đó, ông tham gia các chương trình bồi dưỡng, đào tạo tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm lớp bồi dưỡng một năm cán bộ trung niên và thanh niên giai đoạn 2001, 2002; là nghiên cứu sinh tại chức chuyên ngành kinh tế thế giới từ năm 2001 đến 2004. Năm 2003, ông tới thành phố Hồng Kông, là nghiên cứu sau đại học tại Đại học Bách khoa Hồng Kông, nhận bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh vào năm 2005.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Quê nhà Chiết Giang

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giai đoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1976, Lý Cường bắt đầu sự nghiệp của mình khi được nhận làm công nhân trạm tưới và thoát nước cơ điện tại khu Mã Tự (马屿区), huyện Thụy An, tỉnh Chiết Giang, khi 17 tuổi. Trong những năm đầu, ông từng là thành viên của đội đặc biệt tham gia công tác giáo dục được huyện Thụy An cử đến cộng đồng Tây Giang (江溪公社) từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1977. Sau đó, ông về Thụy An, làm công nhân ở Nhà máy số III của huyện. Sau 4 năm đại học ở Ninh Ba, năm 1982, ông tốt nghiệp và trở về quê nhà Thụy An đúng thời điểm mà Trung Quốc mở cửa, cải cách toàn diện thời Lý luận Đặng Tiểu Bình, ông phụ trách Đoàn Thanh niên khu Sân Thăng (莘塍区), nay là nhai đạo Sân Thăng của Thụy An.[2] Năm 1983, ông được chuyển sang làm cán bộ Huyện đoàn Thụy An, được bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên huyện Thụy An vào năm 1984.

Cuối năm 1984, Lý Cường được điều sang làm Chuyên viên Phòng Cứu trợ nông thôn, Sảnh Dân chính Chiết Giang, bước sang một giai đoạn mới của sự nghiệp. Ông được thăng chức làm Phó Trường phòng Cứu trợ nông thôn từ năm 1985 và là Trưởng phòng vào năm 1988. Năm 1990, ông được chuyển sang làm Trưởng phòng Cứu trợ thiên tai của sảnh rồi Trường phòng Nhân sự từ 1991, đồng thời là Ủy viên Đảng tổ Sảnh Dân chính. Năm 1992, ông được bổ nhiệm làm Phó Sảnh trưởng Sảnh Dân chính. Năm 1996, ông được Tỉnh ủy Chiết Giang điều động tới địa cấp thị Kim Hoa, vào Ban Thường vụ Thị ủy Kim Hoa, nhậm chức Bí thư Huyện ủy huyện Vĩnh Khang (nay là thành phố cấp huyện Vĩnh Khang). Đồng thời, ông cũng là Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Vĩnh Khang, lãnh đạo toàn diện huyện từ năm 1998. Cuối năm 1998, Lý Cường được điều về Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang, nhậm chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tỉnh, Ủy viên Đảng tổ Văn phòng. Năm 2000, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng tổ, Cục trưởng Cục Quản lý hành chính công thương tỉnh Chiết Giang. Năm 2000, ông được Tỉnh ủy Chiết Giang điều về địa cấp thị Ôn Châu, nhậm chức Bí thư Thị ủy Ôn Châu, và được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Ôn Châu từ 2003, cấp chính sảnh, địa.[3]

Lãnh đạo Chiết Giang

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, ông được điều về Tỉnh ủy làm Thư ký trưởng Tỉnh ủy Chiết Giang và được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy từ 2005, cấp phó tỉnh, bộ. Giai đoạn này, lãnh đạo Chiết Giang là Tập Cận Bình, Lý Cường có vai trò phụ tá và thực thi các chính sách được đặt ra để cải cách Chiết Giang. Tháng 2 năm 2011, Lý Cường nhậm chức Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Tỉnh ủy Chiết Giang; và tháng 11 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang.[3] Tháng 11 năm 2012, ông là đại biểu tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII. Ngày 21 tháng 12 năm 2012, Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Chiết Giang tổ chức ký họp, nhất trí bổ nhiệm Lý Cường làm Phó Tỉnh trưởng, Quyền Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Chiết Giang, kế nhiệm, kế nhiệm Hạ Bảo Long, người được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang; và tháng 1 năm 2013, ông chính thức được Nhân Đại Chiết Giang khóa XII bầu giữ chức vụ Tỉnh trưởng.[3] Năm 2015, Lý Cường tháp tùng Tập Cận Bình trên một chuyến thăm cấp nhà nước đến Hoa Kỳ, thương lượng về các vấn đề kinh tế trong đó có đầu tư vào Chiết Giang.

Tháng 6 năm 2016, Bộ Tổ chức, Ban Bí thư Trung ương Đảng họp bàn và điều động Lý Cường tới tỉnh Giang Tô, vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngày 31 tháng 6, Tỉnh ủy Giang Tô triệu tập hội nghị Đảng ủy toàn tỉnh, công bố quyết định của Ủy ban Trung ương, Lý Cường được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô, kế nhiệm La Chí Quân. Sau đó, ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân Đại tỉnh Giang Tô và kiêm nhiệm Bí thư thứ nhất Quân ủy Quân khu Giang Tô. Ông là lãnh đạo toàn diện và cao nhất tỉnh Giang Tô cho đến cuối năm 2017. Ông giữ vị trí này ở Giang Tô trong thời gian ngắn, hơn 15 tháng, và được kế nhiệm bởi Lâu Cần Kiệm.

Thượng Hải

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[4][5] Sau đó, ngày 25 tháng 10, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19.[6] Ngày 29 tháng 10 năm 2017, Lý Cường được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải, kế nhiệm Hàn Chính, người được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị.[7] Với việc trở thành lãnh đạo Thượng Hải, ông trở thành chính trị gia từng lãnh đạo bộ ba đơn vị hành chính cấp tỉnh là Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang ở hạ lưu sông Trường Giang. Với cương vị là bí thư thành ủy ở Thượng Hải, ông chịu trách nhiệm về việc phong tỏa ở Thượng Hải để ngăn chặn đại dịch COVID-19. Cuộc phong tỏa này có đặc điểm là tổ chức kém, dẫn đến sự phẫn nộ của dân chúng. Mặc dù vậy ông nhờ là đồng minh của Tổng bí thư Tập Cận Bình, trong phiên họp toàn thể đầu tiên của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, Lý Cường vẫn được bổ nhiệm vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.[8][9]

Lãnh đạo Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 6 năm 2022, Lý Cường được bầu làm đại biểu tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu thành phố Thượng Hải.[10] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[11][12][13] ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX,[14][15] sau đó tái đắc cử là Ủy viên Bộ Chính trị, rồi tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Trung ương khóa XX vào ngày 23 tháng 10 năm 2022,[16][17] trở thành lãnh đạo quốc gia vị trí thứ 2 trong 7 Ủy viên Thường vụ.[18]

Ngày 11 tháng 3 năm 2023, tại kỳ họp thứ nhất của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIV, với sự đề cử của lãnh tụ Tập Cận Bình, Lý Cường được bầu làm Tổng lý Quốc vụ viện thứ 8 trong lịch sử Trung Quốc.[19][20]

Ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]
Lý và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez vào ngày 30 tháng 3 năm 2023
Lý và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin vào ngày 24 tháng 5 năm 2023

Vào tháng 4 năm 2023, Li gặp bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa tại Bắc Kinh để cải thiện quan hệ.[21] Vào tháng 5, Li đã gặp thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, nơi ông bày tỏ "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Nga trong kỷ nguyên mới", nói rằng song phương thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã tăng 40% trong năm qua.[22] Vào ngày 19 tháng 6 năm 2023, Lý bắt đầu chuyến công du đến Đức, chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách thủ tướng, nơi ông gặp tổng thống Frank-Walter Steinmeier, thủ tướng Olaf Scholz, cũng như CEO của các công ty lớn ở Đức. các công ty như Mercedes-Benz, SAPSiemens Energy.[23][24] Sau bốn ngày ở Đức, ông tới Pháp vào ngày 21 tháng 6, nơi ông gặp tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Élisabeth Borne, cũng như chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel.[25]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngọc Mai (29 tháng 10 năm 2017). “Cựu thư ký của ông Tập Cận Bình làm Bí thư Thượng Hải”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ 李强 [Li Qiang] (bằng tiếng Trung). Tân Hoa Xã. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ a b c 李强 [Li Qiang] (bằng tiếng Trung). Nhân dân nhật báo. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ “Danh sách Ủy viên Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX”. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  5. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ “上海等3省市党委主要负责同志职务调整” (bằng tiếng Trung). Xinhua. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ Phương Vũ (29 tháng 10 năm 2017). “Trung Quốc thay bí thư thành ủy Thượng Hải và tỉnh ủy Quảng Đông”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2017.
  8. ^ A clumsy lockdown of Shanghai is testing the “zero-covid” strategy Lưu trữ 2023-01-20 tại Wayback Machine, The Economist 9. April 2022, truy cập ngày 13. April 2022.
  9. ^ “Thông báo về phiên họp toàn thể đầu tiên ngày 20 Ủy ban Trung ương CPC”. www.gov.cn. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ “上海市选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  12. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  13. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  14. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  15. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  16. ^ “中共二十届一中全会公报”. 新华社. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ 吴佳潼; 魏婧 (ngày 23 tháng 10 năm 2022). “中国发布丨党的二十届一中全会结束后 新一届中央政治局常委将同中外记者见面”. News China (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ 王頔 (ngày 23 tháng 10 năm 2022). “(二十大受权发布)中共二十届中央领导机构成员简历李希同志简历”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ Nhạc Hoằng Bân; Triệu Hân Duyệt (ngày 11 tháng 3 năm 2023). “快讯:大会经投票表决,决定李强为中华人民共和国国务院总理” [Tin tức: Đại hội biểu quyết quyết định Lý Cường làm Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]. Lưỡng hội Nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.
  20. ^ Nhạc Hoằng Bân; Triệu Hân Duyệt (ngày 11 tháng 3 năm 2023). “快讯:国家主席习近平签署主席令,任命李强为中华人民共和国国务院总理” [Thời sự: Chủ tịch Tập Cận Bình ký sắc lệnh bổ nhiệm Lý Cường làm Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]. Lưỡng hội Nhân dân (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2023.
  21. ^ Nakazawa, Katsuji. “Analysis: China's Li Qiang orchestrates warm welcome for Hayashi”. Nikkei Asia. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  22. ^ “Russia, China sign new agreements, defying Western criticism”. Al Jazeera. 24 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2023.
  23. ^ Amann, Christina; Hübner, Alexander; Weiss, Patricia (20 tháng 6 năm 2023). “China's premier tells German CEOs biggest risk is lack of cooperation”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  24. ^ “Germany, China hold meeting amid tensions over trade, Ukraine”. Al Jazeera. 20 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  25. ^ Shi, Jiangtao (23 tháng 6 năm 2023). “Li Qiang calls on France, EU to maintain strategic autonomy, expand cooperation”. South China Morning Post. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]