Địa chấn kế
Một phần của loạt bài về |
Động đất |
---|
Các loại |
|
Nguyên nhân |
Đặc tính |
|
Đo đạc |
Dự đoán |
Các chủ đề khác |
Thể loại |
Địa chấn kế là thiết bị dùng để ghi nhận sự chuyển động của mặt đất như sóng địa chấn sinh ra bởi các trận động đất, các vụ phun trào núi lửa, và những nguồn chấn động khác. Các ghi nhận về sóng địa chấn cho phép các nhà địa chấn học lập bản đồ cấu tạo của Trái Đất, và xác định vị trí và cường độ các nguồn phát sinh sóng khác nhau.
Thuật ngữ địa chấn kế (seismometer) có nguồn từ tiếng Hy Lạp σεισμός, seismós, rung động, từ động từ σείω, seíō, rung; và μέτρον, métron là đo đạc. Thuật ngữ được David Milne-Home đưa ra năm 1841 để nói về thiết bị do nhà vật lý Scotland James David Forbes phát minh.[1] Máy ghi địa chấn (seismograph) là một thuật ngữ khác cũng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp seismós như ở trên và γράφω, gráphō là vẽ.
Trong vật lý địa cầu người ta thường sử dụng theo nghĩa là địa chấn kế (seismometer) hơn, mặc dù nó thường dùng để chỉ các thiết bị được sử dụng trước đây chỉ có mục đích đo đạc và ghi nhận các rung động so với các thiết bị đo đạc hiện đại có nhiều chức năng hơn. Cả hai đều ghi nhận được sự chuyển động của mặt đất một cách định lượng và liên tục. Đây là điểm để phân biệt loại thiết bị này với kính địa chấn (seismoscope), một thiết bị vừa đo đạc chuyển động vừa có thể đo đạc độ lớn của chuyển động một cách đơn giản.[2]
Trong địa vật lý thăm dò thì dùng thuật ngữ máy ghi địa chấn (seismograph), là khối máy ghi lại tín hiệu địa chấn thu được từ nhiều vị trí thu sóng vào phương tiện lưu trữ xác định. Việc thu nhận và chuyển đổi rung động sang tín hiệu điện do các đầu thu sóng địa chấn thực hiện, với hai loại chính: đầu thu sóng địa chấn trên đất (geophone) và đầu thu sóng địa chấn trong nước (hydrophone). Hệ thống này không quá chú trọng đến việc xác định độ lớn của rung động cũng như cường độ nguồn phát sóng, mà chỉ cần đến tín hiệu sóng địa chấn nổi lên rõ trên nền nhiễu.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Ben-Menahem A., 2009. Historical Encyclopedia of Natural and Mathematical Sciences, Volume 1. Springer. p. 2657. ISBN 9783540688310. Truy cập 28 Aug 2012.
- ^ Richter, C.F. (1958). Elementary Seismology. San Francisco: W.H. Freeman.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Địa chấn
- Đồ thị địa chấn
- Mạng lưới phát hiện rung động
- Kiến tạo mảng
- Milne John
- Galitzine Boris Borisovich
- Lehmann Inge
- Oldham Richard Dixon
- Mạng lưới máy ghi địa chấn tây bắc Thái Bình Dương
- Thang Richter
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Lịch sử của địa chấn kế Lưu trữ 2003-04-15 tại Wayback Machine
- Mã Java mô phỏng hoạt động của địa chấn kế "damped-mass"
- http://neic.usgs.gov/neis/seismology/keeping_track.html Lưu trữ 2009-02-01 tại Wayback Machine
- Link to live Seismic Drum at Geonet's Mangatainoka River station in New Zealand Lưu trữ 2005-09-01 tại Wayback Machine
- The Lehman amateur seismograph, from Scientific American Lưu trữ 2009-02-04 tại Wayback Machine- không phải thiết kế cho việc đo đạc hiệu chỉnh.
- Đánh giá của USGS về các phiên bản địa chấn kế Streckheisen STS-2 Lưu trữ 2005-09-30 tại Wayback Machine- Streckheisen là một nhà nghiên cứu sản xuất địa chấn kế
- Mạng lưới địa chấn kế tây bắc Thái Bình Dương PNSM-PNSN là một mạng lưới địa chấn kế được lắp đặt ở tây bắc Hoa Kỳ
- SeisMac Lưu trữ 2010-03-06 tại Wayback Machine là một công cụ miễn phí chạy trên nền Macintosh của các máy tính xách tay thể hiện một địa chấn kế theo thời gian thực trong không gian 3 chiều?.
- Viện hợp tác nghiên cứu địa chấn (IRIS) là một cơ quan quan trọng của Hoa Kỳ nghiên cứu về thiết bị địa chấn và thu thập dữ liệu, được hỗ trợ bởi Tổ chức khoa học Quốc gia (Hoa Kỳ) (National Science Foundation) và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.