[go: up one dir, main page]

Toronto

thành phố đông dân nhất Canada

Toronto (phát âm tiếng Anh: /təˈrɒnt/, địa phương /ˈtrɒn/) là thành phố đông dân nhất tại Canada và là tỉnh lỵ của tỉnh Ontario. Thành phố nằm ở miền Nam Ontario, tại bờ phía tây bắc của hồ Ontario. Lịch sử Toronto bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 khi Vương thất Anh Quốc mua đất từ người bản địa. Khu định cư được thiết lập tại đây mang tên là York, và được Phó Thống đốc John Graves Simcoe chọn làm thủ đô của Thượng Canada. Thành phố bị cướp phá trong Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc năm 1812. Năm 1834, York trở thành một thành phố và đổi tên sang Toronto. Thành phố bị thiệt hại do hai đại hỏa hoạn vào năm 1849 và 1904. Từ năm 1954, thành phố có những đợt mở rộng ranh giới thông qua sáp nhập các đô thị xung quanh, lần gần đây nhất là vào năm 1998.

Toronto
City of Toronto
—  Thành phố  —
Thành phố Toronto
Từ bên trái phía trên: Khu trung tâm Toronto với tháp CN và khu tài chính nhìn từ quần đảo Toronto, tòa Thị chính, Tòa nhà Lập pháp Ontario, Casa Loma, cầu cạn Prince Edward, và vách Scarborough
Từ bên trái phía trên: Khu trung tâm Toronto với tháp CN và khu tài chính nhìn từ quần đảo Toronto, tòa Thị chính, Tòa nhà Lập pháp Ontario, Casa Loma, cầu cạn Prince Edward, và vách Scarborough
Hiệu kỳ của Toronto
Hiệu kỳ
Tên hiệu: T.O., T-Dot, Hogtown, The Queen City, Toronto the Good, The City Within a Park
Khẩu hiệu: Diversity Our Strength
Vị trí của Toronto và khu vực đô thị thống kê của nó tại tỉnh Ontario
Vị trí của Toronto và khu vực đô thị thống kê của nó tại tỉnh Ontario
Toronto trên bản đồ Canada
Toronto
Toronto
Vị trí Toronto tại Canada
Tọa độ: 43°42′B 79°24′T / 43,7°B 79,4°T / 43.700; -79.400
Quốc gia Canada
Tỉnh Ontario
Sáp nhập1 tháng 1 năm 1998 (từ Metropolitan Toronto)
Thành lập27 tháng 8 năm 1793 (tên York)
Hợp nhất6 tháng 3 năm 1834 (tên Toronto)
Người sáng lậpJohn Graves Simcoe sửa dữ liệu
Đặt tên theoFort Rouillé sửa dữ liệu
Diện tích[1]
 • Thành phố630,2 km2 (243,3 mi2)
 • Đất liền630 km2 (240 mi2)
 • Đô thị1.793 km2 (692 mi2)
Độ cao76 m (249 ft)
Dân số (2018)[1]
 • Thành phố2.731.571
 • Mật độ4.334/km2 (11,230/mi2)
 • Đô thị5.429.524
Múi giờEST (UTC-5)
 • Mùa hè (DST)EDT (UTC-4)
M sửa dữ liệu
Mã điện thoại416, 647, 437 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaTrùng Khánh, Chicago, Frankfurt am Main, Eilat, Damas, Milano, Napoli, Serra San Bruno, Kyiv, Islamabad, Quito, Sagamihara, Volgograd, Warszawa, São Paulo, Vilnius, Istanbul, Thành phố México, Indianapolis, Bishkek, Amsterdam, Thành phố Hồ Chí Minh sửa dữ liệu
Tòa nhà Gooderham và Worts khoảng thế kỉ 19. Nhà máy chưng cất này đã trở thành nhà máy sản xuất rượu whisky lớn nhất thế giới vào thập niên 1860.

Theo điều tra nhân khẩu Canada năm 2011, thành phố có 2,6 triệu dân cư, là thành phố đông dân thứ năm tại Bắc Mỹ. Tuy nhiên, đến năm 2012, chính quyền thành phố công bố ước tính dân số là 2.791.140, khiến truyền thông tường thuật rằng Toronto là thành phố đông dân thứ tư tại Bắc Mỹ và là thành phố Vùng Ngũ Đại Hồ đông dân nhất, vượt qua Chicago.[2][3] Khu vực đại đô thị thống kê (CMA) có dân số là 5.583.064,[4] và khu vực Đại Toronto (GTA) có dân số là 6.054.191 theo điều tra nhân khẩu năm 2011.[5] Toronto nằm tại trung tâm của khu vực Đại Toronto, và của khu vực dân cư đông đúc Golden Horseshoe tại miền Nam Ontario. Dân cư thế giới và quốc tế của thành phố[6] phản ánh vai trò của Toronto là một điểm đến quan trọng của những người nhập cư tới Canada.[7] Toronto là một trong những thành phố đa dạng nhất trên thế giới về tỷ lệ dân cư không sinh tại địa phương, với khoảng 49% dân số sinh bên ngoài Canada.[6][7][8]

Toronto là thủ đô thương nghiệp của Canada, là nơi đặt trụ sở của sở giao dịch chứng khoán Toronto và năm ngân hàng lớn nhất toàn quốc. Những khu vực kinh tế hàng đầu trong thành phố là tài chính, dịch vụ doanh nghiệp, viễn thông, hàng không vũ trụ, giao thông, truyền thông, nghệ thuật, xuất bản, sản xuất phần mềm, nghiên cứu y tế, giáo dục, du lịch và, và kỹ thuật.[9][10] Toronto được GaWC xếp hạng là một thành phố toàn cầu hạng alpha và đứng hàng đầu thế giới về Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu.[11][12] Toronto cũng luôn được xếp là một trong những thành phố dễ sống nhất theo xếp hạng của Đơn vị tin tức kinh tế học và Điều tra chất lượng sinh hoạt Mercer.[13][14]

Lịch sử

sửa

Khi những người châu Âu lần đầu đến địa điểm mà nay là Toronto, người Iroquois cư trú tại khu vực lân cận,[15] lúc đó người Iroquois đã thay thế người Wyandot vốn chiếm giữ khu vực trong hàng thế kỷ trước khoảng 1500.[16] Tên gọi Toronto có bắt nguồn từ tkaronto trong tiếng Iroquois, nghĩa là "nơi những cái cây mọc trong nước".[17] Điều này ám chỉ đến phần cực bắc của nơi mà hiện là hồ Simcoe, nơi người Huron trồng cây nhỏ để quây cá. Một tuyến đường chuyển tải từ hồ Ontario đến hồ Huron chạy qua điểm này, khiến tên gọi được sử dụng phổ biến. Trong thập niên 1660, người Iroquois thiết lập hai làng trong khu vực mà nay là Toronto, Ganatsekwyagon bên bờ sông Rouge và Teiaiagon bên bờ sông Humber. Đến năm 1701, người Mississauga thay thế người Iroquois, người Iroquois từ bỏ khu vực Toronto vào cuối Các cuộc chiến tranh Hải ly.[18]

Năm 1750, các thương nhân người Pháp lập nên pháo đài Rouillé tại nơi mà nay là khu vực Triển Lãm, song từ bỏ vào năm 1759.[19] Trong Cách mạng Mỹ, khu vực tiếp nhận một dòng người Anh định cư trung thành với Đế quốc chạy đến các vùng đất hoang ở phía bắc hồ Ontario. Năm 1787, Anh Quốc dàn xếp mua đất với người Mississauga, do đó củng cố trên một phần tư triệu acres (1000 km²) đất tại khu vực Toronto.[20]

Năm 1793, Thống đốc John Graves Simcoe thiết lập đô thị York trên khu định cư sẵn có, đặt tên theo Vương tử Frederick, Công tước xứ York và Albany. Simcoe chọn York để thay thế Newark trong vai trò thủ đô của Thượng Canada,[21] tin rằng địa điểm mới sẽ có khả năng phòng thủ tốt hơn trước khả năng bị Hoa Kỳ tiến công.[22] Pháo đài York được xây dựng tại lối vào cảng tự nhiên của thị trấn, được một bán đảo bãi cát dài bảo vệ.

 
Bản đồ Toronto, 1894

Năm 1813, trong khuôn khổ Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc, trận York kết thúc với kết quả lực lượng Hoa Kỳ chiếm và cướp bóc thị trấn.[23] Binh sĩ Hoa Kỳ phá hủy hầu hết phái đài York và phóng hỏa tòa nhà nghị viện trong thời gian chiếm đóng. Việc Hoa Kỳ cướp phá York là một động cơ chính khiến quân Anh đốt cháy Washington sau đó. York được hợp nhất tổ chức thành thành phố Toronto vào ngày 6 tháng 3 năm 1834.

Dân số Toronto đương thời chỉ có 9.000, trong đó có những nô lệ da đen chạy trốn, một số người trong số đó do những người trung thành với Đế quốc đưa đến.[24] Chế độ nô lệ bị cấm hoàn toàn tại Thượng Canada vào năm 1834. Chính trị gia cải lương William Lyon Mackenzie trở thành thị trưởng đầu tiên của Toronto và lãnh đạo Nổi dậy Thượng Canada vào năm 1837 nhằm chống chính phủ thực dân Anh Quốc song không thành công. Thành phố phát triển nhanh chóng suốt thời gan còn lại của thế kỷ 19, với vị thế là một điểm đến chính của những người nhập cư tới Canada. Dòng dân nhập cư đáng kể đầu tiên xuất hiện khi nạn đói khoai tây Ireland đưa một lượng lớn người Ireland đến thành phố, một số người trong đó chỉ cư trú tạm thời tại Toronto và hầu hết họ là tín đồ Công giáo La Mã. Đến năm 1851, dân cư sinh tại Ireland trở thành dân tộc đơn lẻ lớn nhất trong thành phố. Những người Ireland nhập cư theo Tin Lành có số lượng ít hơn, cộng đồng này được dân cư người Scotland và Anh cư trú từ trước hoan nghênh, khiến Orange Order có ảnh hưởng đáng kể và kéo dài đối với xã hội Toronto.

Toronto từng hai lần là thủ đô của tỉnh Canada thống nhất: lần đầu từ năm 1849 đến năm 1852 sau bất ổn tại Montréal, và trong giai đoạn 1856–1858.[25] Do là thủ đô của Thượng Canada từ năm 1793, Toronto trở thành tỉnh lị của tỉnh Ontario sau khi tỉnh này được hình thành chính thức vào năm 1867. Do có vị thế là tỉnh lị, thành phố là nơi đặt tòa nhà chính phủ, dinh thự của phó vương đại diện cho quyền lực của vương thất tại Ontario.

 
Phố Yonge vào năm 1900

Trong thế kỷ 19, một hệ thống cống quy mô lớn được xây dựng, và các phố được chiếu sáng thường xuyên bằng đèn khí. Các tuyến đường sắt đường dài được xây dựng, trong đó một tuyến được hoàn thành vào năm 1854 liên kết Toronto với các hồ thượng trong Ngũ Đại Hồ. Đường sắt xuất hiện làm tăng mạnh số người nhập cư đến, thương nghiệp và công nghiệp, cùng với các thuyền hơi nước và thuyền hai buồm hồ Ontario cập cảng từ trước góp phần biến Toronto trở thành một cửa ngõ lớn kết nối thế giới với vùng nội địa của lục địa Bắc Mỹ. Toronto trở thành trung tâm cất rượu cồn lớn nhất tại Bắc Mỹ; nhà máy cất rượu Gooderham and Worts trở thành nhà máy whiskey lớn nhất thế giới vào thập niên 1860. Phát triển hạ tầng cảng và đường sắt tạo thuận lợi cho xuất khẩu gỗ và nhập khẩu than Pennsylvania. Đại hỏa hoạn năm 1904 phá hủy một phần lớn khu trung tâm Toronto, song thành phố nhanh chóng tái thiết. Đại hỏa hoạn khiến các luật an toàn cháy nổi thêm nghiêm ngặt và phát triển sở cứu hỏa của thành phố.

Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20, thành phố tiếp nhận các nhóm nhập cư mới, đặc biệt là người Đức, người Pháp, người Ý, và người Do Thái đến từ Đông Ấu. Tiếp nối ngay sau họ là những người Hoa, người Nga, người Ba Lan, và những người nhập cư Đông Âu khác. Giống như người Ireland đến từ trước, nhiều người nhập cư sống trong những khu vực tồi tàn đông đúc. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, song cho đến thập niên 1920, dân số và tầm quan trọng kinh tế của Toronto tại Canada vẫn đứng thứ hai sau Montréal. Tuy nhiên, đến năm 1934 thì sở giao dịch chứng khoán Toronto trở thành sở giao dịch chứng khoán lớn nhất toàn quốc.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những người tị nạn hậu quả chiến tranh từ châu Âu và Trung Quốc đến Toronto để tìm kiếm công việc, cũng như các lao động xây dựng, chủ yếu là từ Ý và Bồ Đào Nha. Sau khi bãi bỏ những chính sách nhập cư dựa trên chủng tộc vào cuối thập niên 1960, người nhập cư đến Toronto từ khắp nơi trên thế giới. Dân số Toronto tăng lên trên một triệu vào năm 1951 khi ngoại ô hóa quy mô lớn bắt đầu, và tăng gấp đôi lên hai triệu vào năm 1971. Đến thập niên 1980, Toronto vượt qua Montréal để trở thành thành phố đông dân nhất và trung tâm kinh tế chủ yếu của Canada. Trong thời gian này, một phần là do tính chất bất xác định chính trị do sự nổi lên của phong trào chủ quyền Québec, nhiều công ty quốc gia và đa quốc gia chuyển trụ sở chính của họ ra khỏi Montréal đến Toronto và các thành phố ở miền Tây Canada.[26]

Năm 1954, thành phố Toronto và 12 đô thị xung quanh liên hiệp thành một chính quyền khu vực được gọi là Metropolitan Toronto.[27] Bùng nổ kinh tế hậu chiến dẫn đến phát triển ngoại ô nhanh chóng, và người ta cho là một chiến lược sử dụng đất phối hợp và chia sẻ các dịch vụ sẽ tạo ra hiệu quả lớn hơn cho khu vực. Chính quyền khu vực đô thị bắt đầu quản lý những dịch vụ vượt qua ranh giới các đô thị, trong đó có xa lộ, cảnh sát, nước và giao thông công cộng. Một nửa thế kỷ sau đại hỏa hoạn năm 1904, thành phố lại chịu tai họa khi bão Hazel đem theo gió mạnh và lũ quét. Trong khu vực Toronto có 81 người thiệt mạng và gần 1.900 gia đình bị mất nhà, bão gây thiệt hại kinh tế 25 triệu $.[28]

Năm 1967, bảy đô thị nhỏ nhất của Metropolitan Toronto được hợp nhất với các đô thị lân cận lớn hơn, tạo ra một kết cấu gồm sáu đô thị: đô thị cũ Toronto, East York, Etobicoke, North York, Scarborough, và York. Năm 1998, chính phủ tỉnh Ontario giải thể chính quyền đại đô thị, toàn bộ sáu đô thị được hợp nhất thành một đô thị đơn nhất, hình thành thành phố Toronto hiện nay. Toronto dự kiến tổ chức Đại hội Thể thao liên châu Mỹ vào năm 2015.

 
Toàn cảnh Toronto 360 độ , nhìn từ tháp CN
 
Toronto, nhìn từ hồ Ontario

Địa lý

sửa
 
Hình ảnh vệ tinh của Toronto do Landsat 7 của NASA chụp vào năm 2004.

Toronto có diện tích 630 kilômét vuông (243 dặm vuông Anh),[29] khoảng cách bắc-nam tối đa là 21 kilômét (13 mi) và khoảng cách đông-tây tối đa là 43 km (27 mi). Thành phố có 46 kilômét (29 mi) bờ hồ Ontario. Quần đảo TorontoPort Lands kéo dài vào trong hồ, che chắn phần nào cho cảng Toronto ở phía nam lõi trung tâm đô thị.[30] Ranh giới của Toronto giới hạn bởi là hồ Ontario ở phía nam, sông Etobicoke và tỉnh lộ 427 ở phía tây, đại lộ Steeles ở phía bắc và sông Rouge cùng đường Scarborough-Pickering Townline ở phía đông.

Thành phố bị ba sông cùng nhiều chi lưu của chúng cắt ngang: sông Humber ở cực tây và sông Don ở phía đông khu trung tâm gần cảng Toronto, và sông Rouge tạo thành ranh giới phía đông của thành phố. Cảng Toronto được hình thành một cách tự nhiên nhờ trầm tích tích tụ từ các dòng nước trong hồ tạo nên quần đảo Toronto. Nhiều sông suối chảy từ phía bắc hướng đến hồ bào mòn địa hình thành những vùng khe núi lớn có cây cối rậm rạp, tạo ra các địa điểm lý tưởng để hình thành những công viên và đường tản bộ tiêu khiển. Tuy nhiên, các khe núi cũng gây trở ngại cho thiết kế ô vuông của thành phố, dẫn đến việc nhiều đại lộ kết thúc ở một bên khe núi và tiếp tục ở bên khác. Những khe núi sâu tỏ ra hữu dụng trong việc thoát nước khi có mưa lớn.

 
Góc bên phải của hình là First Canadian Place, tòa nhà cao nhất Canada (cho đến năm 2022) với chiều cao 298m (tính đến mái nhà)

Trong kỷ băng hà cuối, phần hạ của Toronto ở bên dưới hồ băng Iroquois. Ngày nay, một loạt vách đứng đánh dấu ranh giới cũ của hồ. Mặc dù có những khe núi sâu, Toronto không có địa hình đối núi đáng kể, song độ cao tăng dần khi ra xa hồ. Độ cao biến đổi từ 75 mét (246 ft) trên mực nước biển tại bờ hồ Ontario đến 209 m (686 ft) trên mực nước biển gần Đại học York ở phần cực bắc của thành phố tại nơi giao cắt giữa phố Keele và đại lộ Steeles.[31] Phần lớn diện tích đất liền bờ hồ hiện nay đối diện với cảng Toronto được lấp đất nhân tạo vào cuối thế kỷ 19, phần lớn Port Lands nằm lân cận cũng là do lấp đất. Quần đảo Toronto nguyên là một mũi đất song một cơn bão vào năm 1858 đã cắt đứt kết nối của nó với đại lục, tạo ra một kênh mà sau này được các tàu sử dụng để tiếp cận bến tàu.

Toronto có khí hậu lục địa ẩm (Köppen: Dfa/Dfb), với mùa hè ấm và ẩm và mùa đông lạnh. Thành phố trải qua bốn mùa riêng biệt, chênh lệch nhiệt độ giữa các ngày là đáng kể, đặc biệt là khi thời tiết lạnh. Do đô thị hóa và nằm sát hồ, Toronto có chênh lệch nhiệt độ ngày đêm khá thấp. Không gian đô thị đông đúc khiến cho ban đêm ấm hơn quanh năm và trong mùa đông không lạnh như khu vực xung quanh (đặc biệt là ở phía bắc của thành phố); tuy nhiên, thành phố có thể mát hơn đáng kể vào nhiều chiều mùa xuân và đầu hè do ảnh hưởng của gió thổi từ hồ. Những ảnh hưởng thủy vực quy mô nhỏ khác lên khí hậu Toronto gồm có tuyết hiệu ứng hồ, sương mù, và trễ mùa.

Trong mùa đông, Toronto đôi khi bất chợt có nhiệt độ dưới −10 °C (14 °F), thường khiến cảm thấy lạnh hơn do phong hàn. Bão tuyết, thỉnh thoảng kèm với đóng băng và mưa, có thể phá hỏng lịch trình làm việc và lữ hành, tuyết rơi thành đống có thể xuất hiện từ tháng 11 đến giữa tháng 4. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện những khoản thời gian thời tiết ôn hòa trong hầu hết mùa đông, làm tan những đóng tuyết. Những tháng mùa hè có đặc trưng là thời tiết ẩm kéo dài, nhiệt độ thường dao động trong khoảng 23 đến 31 °C (73 đến 88 °F), nhiệt độ ban ngày thỉnh thoảng vượt quá 35 °C (95 °F) kèm theo độ ẩm cao khiến cảm thấy ngột ngạt. Mùa xuân và mùa thu thường có nhiệt độ ôn hòa hoặc mát, các giai đoạn khô và ẩm xen kẽ.

Toronto có lượng mưa phân bố kha đều trong năm, song mùa hè thường là mùa mưa nhiều nhất, nhất là trong các cơn dông. Có những giai đoạn thời tiết khô, song tình hình hiếm khi giống như hạn hán. Lượng giáng thủy trung bình năm là khoảng 831 mm (32,7 in), với lượng tuyết trung bình năm là khoảng 122 cm (48 in). Toronto có trung bình 2.066 giờ nắng mỗi năm, hay 45% số giờ ban ngày, biến động giữa 28% trong tháng 12 đến 60% trong tháng 7.


Kinh tế

sửa
 
Tháp CN là điểm du lịch chính tại Toronto.

Toronto là một trung tâm quốc tế về kinh doanh và tài chính, thường được xem là thủ đô tài chính của Canada. Các ngân hàng và các hãng môi giới tập trung cao độ tại Bay Street, tại Financial District. Sở giao dịch chứng khoán Toronto là sở giao dịch chứng khoán lớn thứ bảy trên thế giới theo tư bản hóa thị trường (2006). Năm thể chế tài chính lớn nhất của Canada, được gọi chung là Big Five, có các văn phòng quốc gia tại Toronto.[9]

Thành phố là một trung tâm quan trọng đối với truyền thông, xuất bản, viễn thông, công nghệ thông tin và sản xuất phim; là nơi đặt trụ sở của Bell Media, Rogers Communications, và Torstar. Các công ty nổi bật khác của Canada trong khu vực Đại Toronto gồm có Magna International, Celestica, Manulife Financial, Sun Life Financial, và Hudson's Bay Company, và các công ty và hãng điều hành khách sạn lớn như Four Seasons HotelsFairmont Hotels and Resorts.

Mặc dù phần lớn các hoạt động sản xuất trong khu vực diễn ra bên ngoài giới hạn của thành phố, song Toronto thiếp tục là một điểm bán buôn và phân phối của khu vực công nghiệp. Vị trí chiến lược của thành phố khi nằm dọc theo Hành lang thành phố Quebec-Windsor và có các liên kết đường bộ và đường sắt hỗ trợ cho các ngành sản xuất xe mô tô, gang, thép, thực phẩm, máy móc, hóa chất và giấy. Việc hoàn tất hải đạo Saint Lawrence vào năm 1959 khiến các tàu có thể tiếp cận Ngũ Đại Hồ từ Đại Tây Dương.

Nhân khẩu

sửa
 
Quảng trường Nathan Phillips. Chính giữa ảnh là Tòa thị chính mới (Toronto City Hall), bên phải ảnh là tòa thị chính cũ

Dân số thành phố tăng trưởng 4% (96.073) từ năm 1996 đến 2001, 1% (21.787) từ năm 2001 đến 2006, và 4,3% (111.779) từ năm 2006 đến 2011. Người từ 14 tuổi trở xuống chiếm 17,5% dân số, người từ 65 trở lên chiếm 13,6%. Độ tuổi trung bình của dân cư Toronto là 36,9 năm. Người sinh tại ngoại quốc chiếm 49,9% dân số.[33] Tỷ lệ giới tính của thành phố là 48% nam giới và 52% nữ giới.[34] Số lượng nữ giới cao hơn nam giới trong mọi nhóm tuổi trên 20.[35] Năm 2011, 49,1% dân cư Toronto thuộc một nhóm thiểu số rõ rệt,[36] và các dân tộc thiểu số rõ rệt được dự tính sẽ chiếm đa số tại khu vực đại đô thị thống kê Toronto vào năm 2017.[37] Năm 1981, dân số thiểu số rõ rệt của Toronto chiếm tỷ lệ 13,6%.[38]

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Toronto là thành phố có tỷ lệ dân số sinh tại ngoại quốc cao thứ nhì trên thế giới, sau Miami, Florida. Không có dân tộc hay văn hóa riêng lẻ này chiếm ưu thế trong dân số nhập cư của Toronto, khiến nó nằm trong số những thành phố đa dạng nhất trên thế giới.[33] Mỗi năm có trên 100.000 người nhập cư đến khu vực Đại Toronto.[39]

Trong điều tra nhân khẩu Canada năm 2001, nguồn gốc dân tộc phổ biến nhất trong thành phố Toronto như sau:

Nguồn gốc dân tộc Dân số Tỷ lệ
Người Anh 333.220 12,9
Người Hoa 308.690 12,0
Người Canada 291.665 11,3
Người Ireland 250.460 9,7
Người Scotland 245.545 9,5
Người Đông Ấn 195.590 7,6
Người Ý 177.065 6,9
Người Philippines 140.420 5,5
Người Đức 119.030 4,6
Người Pháp 115.300 4,5
Người Ba Lan 98.315 3,8
Người Bồ Đào Nha 93.050 3,6
Người Jamaica 81.380 3,2
Người Do Thái 78.860 3,1
Người Ukraina 64.875 2,5
Người Nga 62.850 2,4

Nguồn: 2011 NHS Profile

Toronto là một thành phố đa dạng về chủng tộc, thành phần chủng tộc như sau:[36]

  • 50,2% người Da trắng
  • 12,7% người Đông Á; 10,8% người Hoa, 1,4% người Hàn, 0,5% người Nhật
  • 12,3% người Nam Á
  • 8,5% người Da đen
  • 7,0% người Đông Nam Á; 5,1% người Philippines
  • 2,8% người Mỹ Latinh
  • 2,0% người Tây Á
  • 1,1% người Ả Rập
  • 0,7% người nguyên trú, trong đó 0,5% là các dân tộc trước tiên và 0,2% là người Metis
  • 1,5% người đa chủng; 1,7% kể cả Metis
  • 1,3% khác

Sự đa dạng này được phản ánh qua các khu phố dân tộc của Toronto, trong đó có phố Trung Hoa, phố Corso Italia, phố Hy Lạp, Kensington Market, phố Hàn, Tiểu Ấn Độ, Tiểu Ý, Tiểu Jamaica, Tiểu Bồ Đào Nha và Roncesvalles.

Năm 2011, tôn giáo được tường trình phổ biến nhất tại Toronto là Cơ Đốc giáo, 54,1% dân số thành phố gắn bó với nhóm tôn giáo này. 28,2% dân số là tín đồ Công giáo La Mã, tiếp đến là Tin Lành (11,9%), Cơ Đốc Chính thống (4,3%), và các giáo phái Cơ Đốc khác (9,7%). Thành phố có một số lượng đáng kể các tín đồ Cơ Đốc Giám Lý, thỉnh thoảng được gọi là Roma của Giám Lý. Các tôn giáo khác hiện diện trong thành phố gồm có Hồi giáo (8,2%), Ấn Độ giáo (5,6%), Do Thái giáo (3,8%), Phật giáo (2,7%), và Tích Khắc giáo (0,8%). Những người không liên kết tôn giáo chiếm 24,2% dân số Toronto.[36]

Tiếng Anh là ngôn ngữ chiếm ưu thế trong dân cư Toronto, song nhiều ngôn ngữ khác có số lượng người nói bản ngữ ở mức đáng kể.[40] Các phương ngôn tiếng Hoa và tiếng Ý là những ngôn ngữ được nói phổ biến thứ nhì và thứ ba trong công việc.[41][42] Dịch vụ khẩn cấp 9-1-1 của thành phố được trang bị để đáp ứng trên 150 ngôn ngữ.[43]

Giáo dục

sửa
 
Tòa nhà chính của Victoria College thuộc Viện Đại học Toronto

Đại học Toronto (UT), thành lập năm 1827, là đại học xưa nhất của tỉnh bang Ontario và là viện nghiên cứu công lập hàng đầu ở đây. UT còn dẫn đầu thế giới về nghiên cứu y sinh và sở hữu hệ thống thư viện lớn thứ ba ở Bắc Mỹ, chỉ sau Đại học HarvardĐại học Yale. Ngoài ra, Đại học York ở phía bắc Toronto cũng sở hữu một thư viện luật lớn nhất trong Khối Thịnh vượng chung Anh. Thành phố này cũng là quê hương của các Đại học Ryerson, Cao đẳng Mỹ thuật và Thiết kế OntarioĐại học Guelph-Humber.

Có năm trường cao đẳng cộng đồng có cấp phát văn bằng ở Toronto là: Cao đẳng Seneca, Cao đẳng Humber, Cao đẳng Centennial, Cao đẳng SheridanCao đẳng George Brown. Ở thành phố Oshawa—nằm gần đó, được xem là một phần của Vùng Đại Toronto—có trường Cao đẳng DurhamĐại học Viện Công nghệ Ontario (University of Ontario Institute of Technology).

Thư viện Công cộng Toronto là một hệ thống thư viện lớn nhất Canada, gồm có 99 chi nhánh với hơn 11 triệu mục[44].

Giao thông

sửa
 
Ga Union

Toronto có các mạng lưới đường bộ, đường sắt và hàng không tập trung ở Nam Ontario. Có nhiều hình thức giao thông trong thành phố Toronto, bao gồm đường cao tốc và giao thông công cộng. Toronto cũng có một mạng lưới đường dành cho xe đạp rộng khắp thành phố.

Giao thông công cộng

sửa

Hệ thống giao thông công cộng chính của Toronto được vận hành bởi Ủy ban Giao thông Toronto (TTC). Trụ cột quan trọng của mạng lưới giao thông công cộng là hệ thống tàu điện ngầm Toronto, bao gồm ba tuyến vận chuyển nhanh bằng đường sắt chạy qua thành phố. Tuyến tàu điện ngầm nhẹ cũng tồn tại, phục vụ riêng cho quận phía đông của Scarborough, nhưng một cuộc thảo luận đang được tiến hành để thay thế nó bằng một tuyến đường sắt nặng.

TTC cũng vận hành một mạng lưới xe buýt và xe điện rộng khắp, với tuyến sau phục vụ tại trung tâm thành phố và xe buýt cung cấp dịch vụ cho nhiều nơi trong thành phố không được phục vụ bởi mạng lưới tàu điện ngầm thưa thớt. Xe buýt và xe điện TTC sử dụng cùng một hệ thống giá vé như tàu điện ngầm, và nhiều ga tàu điện ngầm cung cấp một khu vực trả tiền vé để chuyển giữa xe lửa và xe mặt nước.

Đã có nhiều kế hoạch mở rộng tàu điện ngầm và triển khai các tuyến đường sắt nhẹ, nhưng nhiều nỗ lực đã bị cản trở bởi những lo ngại về ngân sách. Kể từ tháng 7 năm 2011, công việc duy nhất liên quan đến tàu điện ngầm là tàu điện ngầm Spadina (tuyến 1) mở rộng về phía bắc của ga Sheppard West (tên trước đây là Downsview) đến Trung tâm Vaughan Metropolitan ở Vaughan, ngoại ô phía bắc Toronto. Đến tháng 11 năm 2011, việc xây dựng trên Tuyến 5 Eglinton bắt đầu. Tuyến 5 dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Năm 2015, chính quyền thành phố Ontario hứa sẽ tài trợ cho Tuyến 6 Finch West, dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2023.

Sân bay

sửa

Được mệnh danh là sân bay bận rộn nhất Canada, Sân bay Quốc tế Toronto Pearson (YYZ) nằm giữa ranh giới phía tây thành phố Toronto với thành phố ngoại ô Mississauga. Sân bay bắt đầu chuyên chở hành khách vào tháng 6 năm 2015.

Tội phạm

sửa

Với tỷ lệ tội phạm rất thấp, Toronto là một trong những thành phố an toàn nhất ở Bắc Mỹ. Chẳng hạn, năm 2007, tỷ lệ giết người ở Toronto là 3,3 trên 100.000 người, so với Atlanta (19,7), Boston (10.3), Los Angeles (10.0), Thành phố New York (6.3), Vancouver (3.1) và Montreal (2.6). Tỷ lệ trộm cướp của Toronto cũng ở mức thấp, với 207,1 vụ cướp trên 100.000 dân, so với Los Angeles (348,5), Vancouver (266,2), Thành phố New York (265,9) và Montreal (235,3). Toronto cũng có tỷ lệ trộm cắp xe tương đương với một số thành phố của Hoa Kỳ.

Thành phố kết nghĩa

sửa
Các thành phố cộng tác
Các thành phố bằng hữu

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b “(Mã 3520) Census Profile”. 2011 census. Cơ quan Thống kê Canada. 2012.
  2. ^ Friday, ngày 18 tháng 4 năm 2014 7:40 PM EDT Facebook Twitter RSS (ngày 5 tháng 3 năm 2013). “Toronto's population overtakes Chicago | Toronto Star”. Thestar.com. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2014.
  3. ^ Peat, Don. “Toronto now fourth largest city in North America | Toronto & GTA | News”. Toronto Sun. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ “(Mã 535) Census Profile”. 2011 census. Cơ quan Thống kê Canada. 2012.
  5. ^ “Population and dwelling counts, for population centres, 2011 and 2006 censuses”. Statistics Canada, 2011 Census of Population. ngày 8 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2007.
  6. ^ a b Janine Flew; Humphries, Lynn; Press, Limelight; McPhee, Margaret (2004). The Children's Visual World Atlas. Sydney, Australia: Fog City Press. tr. 76. ISBN 1-74089-317-4.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ a b Citizenship and Immigration Canada (tháng 9 năm 2006). “Canada-Ontario-Toronto Memorandum of Understanding on Immigration and Settlement (electronic version)”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2007.
  8. ^ “City of Toronto, Ontario”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ a b City of Toronto (2007) – Toronto economic overview, Key industry clustersA Diversified Economy Lưu trữ 2008-12-28 tại Wayback Machine. Truy cập 2007-03-01.
  10. ^ ICF Consulting (tháng 2 năm 2000). “Toronto Competes”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2007.
  11. ^ "What makes a global city? Lưu trữ 2013-02-07 tại Wayback Machine", (2007)
  12. ^ Citymayors.com, Toronto Star (2004). Truy cập 2007-07-08.
  13. ^ “Vancouver is 'best city to live'. CNN. ngày 5 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2007.
  14. ^ Mercer Human Resource Consulting (2006). “Mercer 2006 Quality of Living Survey” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2007.
  15. ^ Myrvold, Myrvold (1997). The people of Scarborough: a history. Toronto: City of Scarborough Public Library Board. tr. 12–18. ISBN 0968308600.
  16. ^ Xem R. F. Williamson, ed., Toronto: An Illustrated History of its First 12,000 Years (Toronto: James Lorimer, 2008), ch. 2, phần đề cập đến di chỉ Mantle.
  17. ^ “The real story of how Toronto got its name”. Natural Resources Canada (2005). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2006.
  18. ^ Schmalz, Peter S. (1991). The Ojibwa of Southern Ontario. Toronto: University of Toronto Press|. ISBN 978-0802067784.
  19. ^ Fort Rouillé Lưu trữ 2012-09-13 tại Wayback Machine, Jarvis Collegiate Institute (2006). Truy cập 2006-12-08.
  20. ^ Natives and newcomers, 1600–1793, City of Toronto (2006). Truy cập 2006-12-08.
  21. ^ “History of Ontario's Legislative Buildings”. Government of Ontario. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2007.
  22. ^ “Welcome to the birthplace of Toronto”. Friends of Fort York (2006). Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2006.
  23. ^ “Battle of York”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2007.
  24. ^ Black history at the City of Toronto Archives Lưu trữ 2014-02-02 tại Wayback Machine, City of Toronto (2009). Truy cập 2009-03-13.
  25. ^ “Canada Provinces”. Statoids.com. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
  26. ^ Westward ho? The shifting geography of corporate power in Canada Lưu trữ 2013-09-02 tại Wayback Machine, Journal of Canadian Studies (2002). Truy cập 2007-01-14.
  27. ^ Municipality of Metropolitan Toronto Act, Government of Ontario (2000). Truy cập 2006-12-29.
  28. ^ SOS! Canadian Disasters Library and Archives Canada (2006). Truy cập 2008-12-19.
  29. ^ Population statistics and land area Lưu trữ 2007-03-17 tại Wayback Machine, Statistics Canada (2001). Truy cập 2006-12-05.
  30. ^ “Getting Here”. Visiting Toronto. City of Toronto. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2008.
  31. ^ “City of Toronto: Toronto Facts, Toronto's geography”. Toronto.ca. ngày 23 tháng 10 năm 2000. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2009.
  32. ^ “1981 to 2010 Canadian Climate Normals”. Environment Canada. 13 tháng 2 năm 2014. Climate ID: 6158350. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.
  33. ^ a b Francine Kopun; Nicholas Keung (ngày 5 tháng 12 năm 2007). “A city of unmatched diversity”. Toronto Star. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2008.
  34. ^ “Toronto.ca” (PDF). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
  35. ^ Canada (ngày 18 tháng 7 năm 2007). “Still Single, Time To Move West”. Globe and Mail. Toronto. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2010.
  36. ^ a b c “National Household Survey (NHS) Profile, 2011”. 2.statcan.gc.ca. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2014.
  37. ^ Canada's visible minority population in 2017 Lưu trữ 2006-09-08 tại Wayback Machine, Statistics Canada (2005); retrieved ngày 5 tháng 12 năm 2006.
  38. ^ "Toronto in Transition: Demographic Change in the Late Twentieth Century Lưu trữ 2012-03-10 tại Wayback Machine". (PDF). CERIS – The Ontario Metropolis Centre.
  39. ^ ""A few frank words about immigration", The Globe and Mail. ngày 7 tháng 10 năm 2010; accessed ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  40. ^ Various Languages Spoken – Toronto Lưu trữ 2020-04-08 tại Wayback Machine CMA, Statistics Canada (2006); truy cập 9 tháng 9 năm 2009.
  41. ^ Language used at work by mother tongue in Toronto Lưu trữ 2008-04-21 tại Wayback Machine CMA, Statistics Canada (2001). Truy cập 2006-12-05.
  42. ^ Language used at work by mother tongue (City of Toronto) Lưu trữ 2008-04-21 tại Wayback Machine, Statistics Canada (2001); truy cập 2006-12-05.
  43. ^ “City of Toronto: Emergency Services– 9–1–1 = EMERGENCY in any language”. City of Toronto. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2007.
  44. ^ "Toronto Public Library contributes 63 millionth record" OCLC (2006-02-03). Truy nhập 2007-07-08.
  45. ^ a b c d e f g h i j “International Alliance Program”. City of Toronto (bằng tiếng Anh). 14 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2019.

Thư mục

sửa

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa